Nhà truyền thốngThủ Đức
Nhà Truyền thống Thủ Đức trước đây vốn là nhà ở và là nơi kinh doanh của chủ tiệm vàng bạc, đá quí và đồ trang sức “Tiệm vàng Kim Thành”, được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Điểm đặc biệt của ngôi nhà này là chủ nhân đã cho xây một căn hầm nằm sâu dưới lòng đất. Hầm rộng khoảng 10m2, 04 vách tường được xây bằng đá xanh, vách bên hông có một số lỗ thông hơi.
Di tích lịch sửVùng bưng 6 xã
Căn cứ Vùng Bưng 6 xã ra đời vào cuối năm 1947 trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược trên cơ sở Căn cứ khu C, ban đầu chỉ có 4 xã Tam Đa, Phước Tường, Ích Thạnh, Phú Hữu. Sau đó mở rộng ra các xã:Phước Long, Tăng Nhơn Phú, Bình Trưng, An Phú. Sau này 3 xã Tam Đa, Phước Tường, Ích Thạnh sáp nhật thành xã Long Trường do vậy còn lại 6 xã: Long Trường, Phú Hữu, Phước Long, Tăng Nhơn Phú, Bình Trưng, An Phú nên được gọi là Căn cứ Vùng Bưng 6 xã.
ĐềnBến Nọc
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam bộ nói chung và thành phố Sài Gòn – Gia Định nay là thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều mất mát, đau thương. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc, xã Tăng Nhơn Phú. Năm 2009, Nhà nước đã đầu tư xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 cũ (nay là TP.Thủ Đức), thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của đồng bào, chiến sĩ nằm xuống.